PHONG THỦY ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG KIẾN TRÚC NỘI THẤT
PHONG THỦY:
Phong
thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết có nguồn gốc từ Trung
Quốc cổ đại, chuyên
nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa hay
phúc của con người. Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là
"gió", là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là
"nước", là dòng nước, tượng trưng cho
địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố
về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng
gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng.
Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân
sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.
o
Sách Táng
thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp
gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ
chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy".
Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc
mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống
như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành.
o
Phong
thủy là một trong Ngũ thuật của Siêu hình học Trung Quốc, được xếp vào loại
thuật xem tướng (quan sát tướng mạo thông qua các công thức và phép tính). Phong
thủy học luận về kiến trúc dưới góc độ "lực lượng vô hình" liên kết
vũ trụ, trái đất và con người với nhau, được gọi là khí.
o
Trong
lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi để định hướng các tòa nhà - thường là
các công trình có ý nghĩa về mặt tâm linh như lăng mộ, nhưng cũng có thể là nhà
ở và các công trình kiến trúc khác - theo cách tốt lành. Tùy thuộc vào phong
cách phong thủy cụ thể đang được sử dụng, một vị trí tốt có thể được xác định
bằng cách tham khảo các đặc điểm địa phương như các vùng nước, các vì sao hoặc
la bàn.
o
Phong
thủy có hai phái chính:
-
Phái Hình
thế
·
Trường
Phái Loan Đầu (Hình Thể) lấy hình thế, bố cục làm chính. Chú ý nhận biết nơi
khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu; Tìm kiếm phát hiện hình
mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, chú "Địa
Lý Ngũ Quyết".
·
Phái
này do Dương Quân Tùng tự là Thúc Mậu đời Đường khởi xướng. Họ Dương về cuối đời sống
ở Giang Tây, môn đệ của ông phần lớn là người Giang Tây,
nên còn có tên là phái Giang Tây - hay còn gọi là Diêu Phái.
·
Phái
Hình thế còn gọi là phái Loan đầu, vì học thuyết này chú trọng hình dạng của
núi sông, nên có tên như vậy.
·
Thuyết
này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp.
·
Phái
Hình thế (Giang Tây hay Loan đầu) với Dương Quân Tùng là tổ sư, lần lượt truyền
cho Tăng Văn Sán, Lại Văn Tuấn, Ngô Cảnh Loan, Mục Vũ. Trước tác của phái này
hiện còn rất nhiều, tiêu biểu là Hám long kinh, Nghi long
kinh, Thập nhị trượng pháp của Dương Quân Tùng, Táng
thư người đời nhà Tống mượn danh Quách Phác, Thôi quan thiên của
Lại Văn Tuấn. Lý luận của phái Giang Tây chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến
hành tổng kết quy nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm
hợp lý. Thuyết này lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các
thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp
về hình thức trong không gian. Phái Giang Tây từ đời Đường, Tống trở đi, lưu
truyền khá rộng, đời nhà Minh, nhà Thanh có sút giảm, nhưng vẫn được xã hội tiếp thu rộng rãi, có
ảnh hưởng rất sâu rộng.
-
Phái Lý
pháp
·
Còn gọi
là Lý khí, tức hệ thống lý luận phong thủy do phái Phúc Kiến nêu ra nên còn có tên
là phái Phúc Kiến.
·
Thuyết
này khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung (Phúc Kiến). Đến Vương Cấp thời nhà Nam Tống thì rất thịnh hành.
·
Trường
phái này lấy la bàn làm công cụ chính, chủ yếu căn cứ vào
cái lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà
Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng, để xác định
quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung.
·
Phái
này chú trọng tìm hiểu nguyên lý trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân
biệt âm dương, xác định hưu cữu (cát hung) âm trạch cũng thường luận về cát
hung của tọa hướng, chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ
không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi, cho nên còn
gọi là "ốc trạch pháp". Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết
Lý pháp. Phái Phúc Kiến ít nhân tài, trước tác cũng không nhiều, có chăng
thường là mượn tên của người đời trước, khó biết đích xác là của ai. Từ đời
Minh, Thanh trở đi, phái này suy dần, chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Chiết
Trung, ảnh hưởng kém hơn hẳn phần Giang Tây.
v SƠ LƯỢC
VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG THỦY:
-
Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh
luận về nguồn gốc của phong thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất
phát từ Trung Hoa, trường phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh
người Việt cổ với đường biên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ
Nam, Trung Quốc ngày nay). Người Hán đã Hán hóa các văn thư
cổ và tự nhận là của họ... Nhưng cho đến nay thì chính những nhà phong thủy lỗi
lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng
không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ vẫn
cho là của người Hán.
-
Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có
thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con
người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài
người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy
là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà... Từ cuộc
sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng
loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết
chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn
nước.
-
Từ thời thượng cổ,
con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến
định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn
địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho
thật an lành, thoải mái, giàu có...
-
Những kinh nghiệm về cư trú được tích
lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên phong thủy học.
-
Thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà,
chủ yếu là muốn an toàn. Thường phải chọn nợi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú
dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn, người ta dần dân biết cách chọn vùng đất
hướng về Mặt
Trời, khuất gió.
-
Tại Trung Quốc, từ đời nhà
Chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư trú. Con người
đã biết chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất màu mỡ, có thể
canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai
hoạ thời tiết, thiên tai.
-
Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học
còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn
liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng. Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc
cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng thời các học thuyết âm dương,
ngũ hành, bát quái Chu Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào
lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả). Phong thủy nhờ đó có
được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết.
-
Thời Lưỡng Hán,
đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham
dư kim quý. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia cũng mang nội dung
phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người
đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt
động phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều
cấm kỵ mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời.
-
Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan
niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ
đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật
phong thủy.
-
Tại Việt
Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng,
các cung điện đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lý cao về phong thủy. Đặc
biệt trong các đền thờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt
cổ.
-
Trải qua lịch sử phát triển của các
triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy.
-
Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy
hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý
luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi
đối lập nhau. Cho đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống
nhất vẫn còn mang nhiều sự huyền bí.
-
Ngày nay dù ở Phương Tây hay
ở Phương Đông khi
xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh
địa bàn, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung
quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù
còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.
·
TẦM QUAN TRỌNG TRONG KIẾN TRÚC NỘI THẤT:
Một trong
số lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của phong thủy đó chính là thiết kế kiến
trúc nội thất. Vậy phong thủy có vai trò quan trọng như thế nào trong phong cách thiết kế nội thất?
·
Tạo lên
một không gian sống hài hòa, cân bằng giữa yếu tố tĩnh và động
·
Hóa giải
các yếu tố xung khắc giúp cho gia chủ có không gian sinh sống và làm việc an
toàn
·
Âm dương
ngũ hành ổn định, không gian sống bền vững bởi các yếu tố thiết kế nội thất
được chắt lọc và sắp xếp hợp lý
·
Các yếu
tố từ màu sắc, hình khối đến chất liệu hỗ trợ với nhau mang đến dương khí tốt
lành cho không gian sống của gia chủ
·
Gia chủ
có một ngôi nhà, không gian làm việc thoải mái và vui vẻ
·
PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC NỘI THẤT:
·
Ngày nay, phong thủy nhà ở
không chỉ dừng lại ở việc chọn hướng nhà, vị trí nhà, mà còn đặc biệt được chú
ý trong thiết kế nội thất bên trong nhà ở. Từ đó mà những câu hỏi như phong thủy
phòng khách, cách bố trí phòng ngủ, phòng bếp hợp phong thủy càng được nhiều
người tìm hiểu hơn.
·
NHỮNG VẤN ĐỀ PHONG THỦY THƯỜNG XEM XÉT:
·
Tuỳ cách xem của từng thầy phong thuỷ, cùng với yêu
cầu của chủ nhà, nhưng những vấn đề chính thường liên quan
tới việc thiết kế kiến trúc nhằm tận dụng, phát
huy lợi thế, ưu điểm và hạn chế, khắc phục, triệt tiêu những yếu tố gây hại:
·
– Các không gian, bộ phận kiến trúc.
·
– Hướng đất, nhà: đây là một trong những yếu tố quan trọng
hàng đầu của phong thuỷ và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy
phong thuỷ. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân)
nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch – kiến trúc, thậm chí là cả kế
hoạch dự án. Có rất nhiều trường hợp chủ nhà quyết định… không xây nữa, đơn
giản chỉ vì cuộc đất không hợp hướng (nhà phố thì không thể xoay được).
·
– Cổng, cửa: cổng và cửa chính là những nơi quan trọng, là
bộ mặt của công trình, là lối ra vào thường xuyên, liên quan đến sinh hoạt và
tất nhiên là những nơi cần xem xét. Hệ thống cửa (cửa đi, cửa sổ) còn được coi
là nơi dẫn khí trong công trình.
·
– Bể ngầm: trong công trình nhà ở gia đình, bình thường và
tối thiểu là có một bể ngầm chứa nước sạch và một bể phốt chứa chất thải. Bể
nước sạch được coi là yếu tố dẫn tài lộc vào (nước cấp), bể phốt là nơi chứa và
xả thải chất bẩn, các yếu tố bất lợi ra khỏi nhà.
·
– Cầu thang: Về cấu trúc không gian, cầu thang được coi là
xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh
long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ theo dịch học
·
– Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn – táo – chủ. Không
gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả
tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành.
·
– Phòng ngủ và phòng làm việc: là những không gian được
mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong
công việc, làm ăn; thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử
dụng.
·
– Phòng thờ, bàn thờ: đây là không gian truyền thống gắn
liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ
nhà không quan tâm tới vấn đề phong thuỷ nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết
phải được xem xét thật kỹ.
·
Mỗi không gian đều có tiêu chí cụ thể riêng của
nó:
·
– Hướng: đối với hướng nhà, hướng cửa, hướng bếp nấu,
hướng đặt bàn thờ, giường ngủ…
·
– Vị trí: cổng, cửa chính, các không gian sử dụng và sinh
hoạt (phòng khách, phòng ngủ, bếp nấu, phòng vệ sinh…), các bộ phận công năng
và kỹ thuật (cầu thang, bể ngầm, bể mái…) đặt trong tương quan với nhau và với
tổng thể công trình.
·
– Kích thước, số lượng: cửa, bậc thang…
·
– Hình dáng: mặt bằng công trình, hình thức kiến trúc tổng
thể, hình thức mái, các chi tiết trang trí…
·
– Màu sắc: tổng thể công trình hoặc các bộ phận kiến trúc
tuỳ theo từng không gian cụ thể nhằm đạt tới yếu tố đắc lợi, phù hợp mệnh, tuổi
chủ nhân (và các thành viên khác trong gia đình) trong quan hệ ngũ hành (tương
sinh – tương khắc).
·
NHỮNG QUY TẮC BỐ TRÍ
NỘI THẤT ĐÚNG PHONG THỦY:
Phong thủy lối vào chính
·
Lối
vào là nơi mà khí (năng lượng) chảy vào nhà. Nó phải sạch sẽ và sáng sủa. Đảm
bảo cửa có thể mở hoàn toàn và không bị ngăn bởi kho chứa hoặc tủ giày dép.
Nhưng nếu bạn vẫn nhìn thấy cửa, sau khi bạn vừa bước vào từ cửa chính, thì Qi
(năng lượng) đã thất thoát quá nhanh. Câu trả lời là bố trí bàn ghế cao hoặc
bình phong để làm chậm sự vận động của dòng khí.
·
Cầu thang cũng không được đặt đối diện với cửa
chính. Vì khi cầu thang đối diện trực tiếp với cửa chính, năng lượng phong thủy
sẽ nhanh chóng chạy lên tầng thấp hoặc tầng cao hơn. Điều này khiến tầng hiện
tại không được nuôi dưỡng năng lượng phong thủy tốt.
Bố trí nội thất phòng
khách theo phong thủy
·
Nên
bố trí nội thất phòng khách theo phong thủy và phòng khách nên sáng sủa. Hãy
chắc chắn rằng có một bức tường phía sau ghế sofa, nếu không người ngồi ở đó sẽ
cảm thấy bất an.
·
Các
tác phẩm nghệ thuật trong phòng khách nên có hình ảnh và màu sắc tích cực,
không ảm đạm hoặc cô đơn. Ví dụ: hoa mẫu đơn đỏ, thác nước chảy vào hướng nhà,
hoặc phong cảnh thiên nhiên tráng lệ.
·
Hãy
cẩn thận với hình ảnh động vật, đảm bảo rằng nó tương thích với những người
sống trong đó.
·
45 độ so với cửa ra vào là góc của sự giàu có. Sắp xếp khu
vực chức năng để chúng trông tốt lành và thịnh vượng. Ví dụ, đặt một bình/ lọ
đựng tiền xu, hoặc bộ sưu tập pha lê. Giữ cho góc này sạch sẽ và không lộn xộn.
Nếu muốn tiền, tài sản (Qi) ở lại lâu hơn, hãy thêm một món đồ nội thất nào đó
nếu khu vực này quá thoáng. Nếu có cửa sổ trong khu vực này, hãy che bằng rèm…
Bố trí nhà bếp
đúng phong thủy
·
Bếp
và bồn rửa không được đối diện nhau vì lửa và nước là yếu tố xung khắc. Vòi
nước không nên đối diện với cửa đi, vì điều đó có nghĩa là nước (biểu tượng của
tiền bạc) chảy ra khỏi nhà. Bếp và tủ lạnh nên hơi khuất khỏi tầm nhìn của khu
vực chung (phòng khách hoặc lối vào). Như đã đề cập trước đó, chúng tượng trưng
cho kho báu và tiền bạc và chúng tôi không muốn mọi người nhìn thấu nó một cách
nhanh chóng.
·
Bất
kỳ đường ống, dây điện và dầm nào cũng nên được giấu đi. Chúng trông giống như
một con rắn và tạo ra năng lượng xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
·
Theo
nguyên tắc chung, hãy loại bỏ thực phẩm hết hạn sử dụng. Tặng bất kỳ dụng
cụ nhà bếp nào không sử dụng nữa. Giữ quầy sạch sẽ. Trái cây tươi,
thảo mộc và hoa sẽ mang lại năng lượng tốt.
·
Từ cửa ra vào nhìn thấy bếp nấu hoặc tủ lạnh cũng không tốt.
Bếp và tủ lạnh tượng trưng cho kho báu hoặc tiền bạc, và bạn chắc sẽ không muốn
người khác nhìn thấy quá dễ dàng?. Một lần nữa, hãy chặn bằng đồ nội thất, vách
ngăn, bình phong hoặc thậm chí là tường.
Phòng tắm
·
Cửa
phòng tắm không được đối diện trực tiếp với bất kỳ phòng nào, đặc biệt là phòng
ngủ, nhà bếp hoặc phòng khách. Nếu không tránh được, hãy thêm một tấm rèm
dài trước cửa. Tránh đặt phòng tắm ngay trung tâm của ngôi nhà, hoặc ngay
khi bạn bước vào nhà. Ngoài ra, chúng tôi không muốn dễ dàng nhìn thấy nhà
vệ sinh từ không gian công cộng. Nếu không thể tránh được, hãy đóng nắp
bồn cầu mọi lúc.
·
Giữ
cho không khí lưu thông bằng cách mở cửa hoặc dùng quạt trong phòng
tắm. Luôn giữ phòng tắm sạch sẽ, trong lành và ngăn nắp.
Phòng ngủ & giường
ngủ nên bố trí theo phong thủy
·
Vị
trí của giường rất quan trọng. Không nên có cửa sổ phía sau giường để có thể
yên tâm khi ngủ. Giường cũng không nên đối diện với cửa ra vào. Tránh dầm phía
trên giường vì sẽ gây căng thẳng cho người ngủ ở đó.
Nên có khoảng
trống ở cả hai bên giường. Giống như một ngôi nhà, bên trái là con rồng,
hay năng lượng nam, và bên phải là năng lượng nữ. Nếu một mặt dựa vào
tường, năng lượng liên quan sẽ bị chặn lại và tạo ra sự mất cân bằng trong cuộc
sống.
·
Gương
không nên đối diện với giường, hoặc cửa ra vào để mọi người không sợ hãi khi
nửa đêm. Bất kỳ bề mặt phản chiếu sáng bóng nào cũng nên được coi như
gương. Ngay cả TV cũng nên tránh, hoặc ít nhất là ẩn. Nếu bạn không
thể thay đổi hướng của gương, bạn có thể phủ nó bằng vải đẹp hầu hết thời
gian. Tủ quần áo thường là vị trí tốt để đặt gương.
Văn phòng
·
Bàn
làm việc là đồ nội thất quan trọng nhất trong một văn phòng. Khi bạn ngồi xuống
trước bàn làm việc, nên có một bức tường phía sau bạn để tạo sự vững chắc. Cần
có không gian thoáng hoặc cửa sổ nhìn ra phía trước. Bạn phải quan sát được ai
đang đi vào cửa, từ vị trí mà bạn ngồi.
ÂM
DƯƠNG NGŨ HÀNH
·
Thuyết
Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy
trong sách “Quốc ngữ”. Theo đó, tài liệu này nhìn nhận rằng tất cả vật chất
trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng: Âm và Dương. Dương khí đại điện cho
nguồn năng lượng nóng (nhiệt tình, hân hoan, phấn kích, mạnh mẽ…), âm khí đại
diện cho nguồn năng lượng lạnh (lãnh đạm, buồn bã, yếu đuối…). Sự tác động qua
lại giữa hai nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng của vạn vật trong
vũ trụ.
Việc vận dụng thuyết Âm Dương vào trong đời sống
đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy nhân loại của khoa học phương
Đông, nhằm giải thoát con người khỏi sự khống chế của khái niệm thượng đề, quỷ
thần. Vì vậy, việc thấu đạt học thuyết Âm Dương Ngũ Thần là điều kiện tiên quyết
để lỹ giải màu sắc của triết học phương Đông.
Lịch sử
Âm dương là một cặp phạm
trù trọng yếu của triết học cổ đại. Khái niệm về âm dương có từ rất sớm, nhưng
viết thành sách “ Hoàng đế nội kinh “ là ở giữa thời Chiến quốc - Tần Hán.
Khái niệm cơ bản của âm dương
Âm dương phải được xem xét
trong một thể thống nhất, đối lập và liên hệ với nhau. Ví như trời - đất, trời
ở trên là dương, đất ở dưới là âm, nếu không có trời thì cũng không có đất.
Phương pháp phân thuộc tính
âm dương
Dương: trên, ngoài, sáng,
mùa xuân hạ, ôn nhiệt, can táo, nhẹ, thượng thăng, động, hưng phấn.
Âm: dưới, trong, tối, mùa
thu đông, hàn lương, thấp nhuận, nặng, hạ giáng, tĩnh, ức chế.
Quy định cơ bản của học
thuyết âm – dương:
-
Âm dương đối lập
Hai mặt âm dương của sự vật - hiện tượng trong giới tự nhiên
về tính chất là hoàn toàn tương phản.
-
Âm dương hỗ căn
Hai mặt âm dương là tương
hỗ đối lập, là tương hỗ tồn tại, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào đó đều không
thể tách khỏi sự vật hiện tượng khác để độc lập tồn tại, vì tồn tại trong
phương diện này lại là tiền đề cho tồn tại của phương diện khác.
-
Âm dương tiêu trưởng
Âm dương không phải là
trạng thái tĩnh tại mà là trạng thái vận động biên hoá: “âm tiêu dương trưởng“, hoặc “ dương tiêu âm trưởng”, trong một hạn độ - thời gian
nhất định luôn duy trì động thái bình hằng tương đối.
-
Âm dương chuyển hoá
Âm dương đối lập trong một
điều kiện nhất định có thể tương hỗ chuyển hoá: âm chuyển thành dương, dương
chuyển thành âm.
·
PHONG THỦY NGŨ HÀNH:
-
Theo triết học
cổ Trung Hoa, tất cả
vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua
năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản
theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người
Trung Hoa cổ đại để xem xét mối
tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.
-
Học
thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản Sinh
(生) còn gọi là Tương sinh và Khắc (克)
hay Tương
khắc.
- Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Hình ảnh Ngũ Hành "Tương Sinh - Tương Khắc"
- Trong
mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim,
Kim khắc Mộc.
- - Nói sơ qua về ý nghĩa của từng hành trong Ngũ Hành và khái niệm tương ứng về phương hướng trong kiến trúc học thời cổ đại. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ hành là đối ứng với năm loại màu sắc, các mùa và phương hướng.
- “Hỏa” đối ứng với hướng nam, mùa hạ và màu đỏ. Điều này tương ứng với sự nóng bức, hướng lên trên, hướng về phía trước, thịnh vượng và phát triển, giống như khi mặt trời đã nhô lên trên không trung.
- “Kim” đối ứng với hướng tây, đối ứng với mùa thu và màu trắng. Điều này tương ứng với sự mát lạnh, đìu hiu và suy thoái, giống như mặt trời lặn ở phương tây.
· ĐẶC
TRƯNG CỦA NGỮ HÀNH:
Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy,
Hỏa, Thổ. Trong phong thủy ngũ hành, mọi vật đều được gắn các thuộc tính này để
lý giải về các nguyên lý năng lượng. Sự tương tác qua lại giữa chúng tạo nên sự
cân bằng của vũ trụ. Sự tương tác này được diễn giải bằng các quy luật ngũ
hành.
·
CÁC
QUY ĐỊNH CỦA NGŨ HÀNH:
o
Quy
luật tương sinh
-
Tương
sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Quy
luật tương sinh trong ngũ hành được khái quát: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc,
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Mỗi một Hành đều có quan hệ với 2 hành khác, xoay vòng lặp lại tạo thành một
vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều được diễn tả: Cái-Sinh-Nó và
Cái-Nó-Sinh. Sự hỗ trợ lẫn nhau rất dễ suy đoán. Chẳng hạn Thủy sinh Mộc vì
nước tưới giúp cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa vì gỗ là nguyên liệu giúp bén lửa. Cứ
thế mà vòng tròn tương sinh được suy ra từ đó.
o
Quy luật tương khắc
-
Mối
quan hệ tương khắc giữa các ngũ hành ra đời nhằm giữ thế cân bằng với mối quan
hệ tương sinh. Tương khắc trong âm dương ngũ hành chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn
nhau. Cụ thể được khái quát: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy
khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…
Tương tự mối quan hệ tương sinh, mỗi một hành đều liên hệ với 2 hành khác thông
qua quan hệ khắc chế: Cái-Nó-Khắc và Cái-Khắc-Nó. Sự khắc chế được suy ra theo
lẽ tự nhiên. Ví dụ Thủy khắc Hỏa vì nước sẽ dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa có
thể nung chảy kim loại.
o
Quy luật chế hoá
-
Quy
luật chế hóa được trong âm dương ngũ hành được được hiểu là quy luật hoạt động
của cơ chế tương sinh và tương khắc trong một thể thống nhất mà vẫn đảm bảo duy
trì được sự cân bằng.
Lấy ví dụ cho ba Hành: Hỏa, Kim, Thủy. Vòng tròn tương sinh, tương khắc tương
tác qua lại giữa 3 Hành là Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa. Quy luật
chế hóa sẽ được diễn giải như sau: Hỏa khắc Kim nhưng nếu khắc nhiều quá, Kim
sẽ sinh Thủy và Thủy sẽ khắc chế lại Hỏa. Do đó, nguồn năng lượng giữa 3 Hành
tự thân được cân bằng. Sự cân bằng giữa các Hành là điều kiện để duy trì sự ổn
định của vạn vật.
o
Ngũ hành phản sinh
-
Để
diễn giải quy luật ngũ hành phản sinh, chúng ta có thể hình hóa bằng hình ảnh
chăm sóc một em bé. Muốn em bé lớn phải cho ăn uống đầy đủ. Nhưng nếu cho ăn
uống quá độ sẽ gây ra bệnh tật, thậm chí tử vong. Giả sử em bé được ví là Hành
Kim, đồ ăn thức uống là Hành Thổ. Thổ thì sinh Kim, nhưng nhiều Thổ quá sẽ phản
tác dụng, chôn vùi Kim.
o
Ngũ hành phản khắc
-
Ngũ
hành phản khắc được diễn giải rằng khi Hành A khắc Hành B, nhưng năng lượng của
Hành B quá lớn khiến Hành A khắc chế không được, lại còn bị thương tổn gây nên
sự phản khắc.
Ø ÂM
DƯƠNG NGỮ HÀNH TRONG KIẾN TRÚC:
v “Nhất âm nhất dương chi
vị đạo”. Âm dương là 2 mặt của cuộc sống. 2 mặt này tuy trái ngược nhau
nhưng lại thống nhất với nhau trong một thể. Như ngày và đêm, như nam và nữ.
Thậm chí trong một cơ thể thì đầu là dương, chân tay là âm. Lưng ( mạch đốc )
là dương, bụng ( mạch nhâm ) là âm. Âm dương là hai thể trái ngược nhau, bài
trừ lẫn nhau, nhưng lại có thể chuyển hóa cho nhau. Âm thinh sinh dương, dương
thịnh sinh âm. Đó là âm dương nói chung trong vũ trụ, trời đất và con người.
Vậy trong kiến trúc, âm dương được thể
hiện như thế nào? Đâu được coi là âm, đâu được coi là dương?
·
Âm dương
là 2 mặt của sự sống, sự đảm bảo của âm dương là sự đảm bảo cho cuộc sống tồn tại
và phát triển. Vì vậy nhà ở cũng phải đảm bảo các nguyên tắc âm dương cân bằng.
Trong kiến trúc về mặt hình thể thì phần lồi ra là dương, phần lõm vào là âm.
Phần thu được ánh sáng là dương, phần khuất tối là âm. Những mảng đặc, những khối
có đường nét cứng rắn là dương, những mảng rỗng, những khối có đường nét uyển
chuyển là âm. Vật liệu thô ráp, sần sùi là âm, vật liệu nhẵn bóng, mịn màng là
dương. Màu sắc nóng là dương, màu sắc lạnh là âm.
·
Kiến trúc
nhà ở phải được thiết kế để đảm bảo tính cân bằng của âm dương. Nếu do kiến
trúc ngồi nhà ở thuần dương thì dương khí quá vượng, khiến cho người cứ ngụ
trong ngôi nhà đó bất ổn định, quá năng động, tinh thần dễ phấn khích dẫn đến hấp
tấp, vội vàng, vì thế dễ đưa ra những quyết định thiếu chin chắn, bất lợi. Nhà ở
thuần dương khiến cho người cư ngụ ở đó thích đi lại hoạt động, thích cuộc sống
bên ngoài, không muốn về nhà ( nhất là những người mệnh dương ). Họ có thể thường
xuyên vắng nhà, bù khú vui chơi với bạn bè ở ngoài không thích về nhà, hoặc có
chăng chỉ là về đảo qua hoặc là chỉ về để ngủ.
·
Ngược
lại, nếu nhà thuần âm, khí âm quá vượng, thường dẫn tới chỗ u mê, trì trệ, khiến
cho những người sống trong ngôi nhà đó trở nên lười nhác, bảo thủ, ngại vận động
lại ít chịu suy nghĩ, không quyết đoán, không dám chấp nhận đương đầu với khó
khắn mà thường dễ bằng lòng với những gì mình có. Thậm chí với những người mệnh
âm còn chịu sự tác động mạnh hơn, khiến họ có thể trở nên yếu đuối, nhút nhát,,
ngại va chạm, tự ti. Ở ngôi nhà thuần âm cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bệnh
tật nảy sinh, đặc biệt là những bệnh về đường ruột, phong thấp, phù
thũng,… Vì vậy một ngôi nhà muốn cho những người cư ngụ trong đó được
phát triển bình thường và hài hòa thì ngôi nhà đó phải được đảm bảo âm dương
cân bằng. Đó chính là yêu cầu số một trong kiến trúc hiện đại.
(Chính
vì thế mà ở Hoàng cung, người ta chỉ lựa chọn màu xanh, màu vàng, màu đỏ để biểu
thị và mong muốn điều may mắn, đại cát đại lợi. Đồng thời cách chọn hướng cũng
tuân theo các màu này.
Chẳng
hạn, màu xanh đối ứng với sinh cơ bừng bừng, tinh thần phấn chấn mạnh mẽ hướng
lên trên. Bởi vậy vào thời đầu triều nhà Minh, ở cung điện phía đông của Tử Cấm
Thành người ta lợp ngói lưu ly màu xanh.
Đến
năm Gia Tĩnh, vì để biểu thị ý nghĩa kéo dài sự tôn quý của Hoàng triều
nên người ta thay toàn bộ ngói lưu ly màu xanh thành ngói lưu ly màu vàng.
Màu
xanh đối ứng với “Mộc” và mùa xuân nên phù hợp với sự lớn lên, hướng về phía
trước của thanh thiếu niên. Vì thế cung điện của Thái tử được gọi là Đông Cung
và mái được lợp bằng ngói lưu ly màu xanh.
Màu đỏ
đối ứng với “Hỏa”, sự náo nhiệt, rực rỡ, hợp với ý tứ “quang minh chính đại”. Bởi
vậy mà cung tường và điện trụ ở Tử Cấm Thành đều có màu đỏ.
Văn
Uyên Các là thư phòng, nơi lưu trữ sách, hồ sơ quan trọng nên mái được lợp
ngói màu đen và bức tường cũng không có màu đỏ mà là màu đen. Đó là bởi vì màu
đen đại biểu cho “thủy”, “thủy” lại đại biểu cho mùa đông, mang ý cất giấu, sưu
tầm, bảo tồn. Ngoài ra còn mang ý nghĩa màu đen là thuộc “thủy”, “thủy” khắc “hỏa”
nên là nơi lưu trữ sách an toàn.
Màu
vàng thuộc “thổ”, đại biểu cho sự trung tâm, mang ý nghĩa “chí tôn chí đại”
(tôn quý nhất, to lớn nhất), có uy lực điều khiển, khống chế tứ phương. Vì vậy
mà các vật dụng hàng ngày, đồ trang sức, cung điện của Hoàng cung đều
có màu vàng.)
Ø THUỘC
TÍNH ÂM DƯƠNG CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG:
-
Những
vật liệu có bề mặt sáng bóng giúp khí di chuyển nhanh hơn. (như nhôm, kính) hay
cứng, nhọn, vuông mạnh mẽ (như sắt, gạch) mang tính dương. Do vậy, đối với khu
vực cần sự năng động như phòng làm việc, sử dụng chất liệu hiện đại như nhôm,
inox… mang tính dương là sự lựa chọn phù hợp.
-
Ngược
lại, bề mặt nhám, thô, sậm lại mang tính âm, có tác dụng làm chậm dòng khí. Với
những căn phòng hay khu vực cần tới sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng
giải trí, nên sử dụng các vật liệu mang tính âm, xuất xứ từ thiên nhiên như gỗ,
mây, tre, lục bình… Những vật liệu này sẽ cho bạn cảm giác tĩnh tâm, yên bình
và tốt cho sức khỏe.
-
Trong
sự kết hợp của vật liệu với kiến trúc chung cần đạt được sự cân đối hài hòa âm
dương. Ví như: sử dụng đá cứng, đá hoa cương làm tưởng, khi đó thuộc tính dương
cao, khí khó xuyên thấu tường đá, nên cần trổ nhiều cửa nhà và cửa sổ thông ra
ngoài cho khí có thể lưu thông
Ø VẬT
LIỆU XÂY DỰNG MANG TÍNH NGŨ HÀNH:
-
Phong thủy cũng phân ra những vật liệu mang tính Kim (sắt,
thép, inox...), vật liệu mang tính Mộc (Gỗ, tre, giấy...), vật liệu mang tính
Thủy (kính, thủy tinh...), vật liệu mang tính Hỏa (nhựa, mika...) hay vật liệu
mang tính Thổ (gạch, đá, gốm).
·
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MANG HÀNH KIM:
§ Vật liệu mang tính Kim
như sắt, thép, inox và đá cứng (đá hoa cương...) là những vật liệu thông dụng
trong kiến trúc. Ưu điểm của chúng là độ bền cao hơn nhiều so với những vật
liệu khác dù ít cần chú ý, bảo quản, duy trì. Bên cạnh đó, những vật liệu như
nhôm, inox có bề mặt sáng bóng mang tính dương, giúp khí di chuyển nhanh hơn.
-
Với
đặc tính như vậy, đối với những khu vực cần sự năng động như văn phòng công sở,
phòng khách...sử dụng những chất liệu này là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên,
cần lưu ý không nên lạm dụng vật liệu mang tính Kim. Đá hoa cương nếu được lát
ở hành lang khách sạn thì tượng trưng cho sự sang trọng nhưng nếu để trang trí
trong phòng ngủ hay phòng khách chung cư, nơi thường đi chân trần trên nền thì
sẽ không tốt vì phát sinh nhiều hàn khí ảnh hưởng đến sức khỏe. Những dạng thức
trang trí trong nhà cũng không nên thiên về kim loại vì dụ như trang trí thang
Inox, hoặc giường bằng kim loại, điều này dễ gây cảm giác lạnh lẽo, thậm chí là
cả cô đơn, không lợi cho đời sống gia đình cần tới sự ấm áp, chia sẻ.
-
Các
đồ dùng bằng kim loại - như thép, crôm,... làm tăng tốc độ lưu chuyển của khí.
Bề mặt bóng loáng gợi lên tính hiệu quả và hành động, và do đó kim loại trở nên
có ích trong nhà bếp và các khu vực mà năng lượng ứ đọng, như nhà tắm. Nhờ
phẳng láng và phản chiếu, thủy tinh thường được xếp vào hành Kim và có một vài
tính chất tương đồng với kim loại.
-
Đối
với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Kim hoặc hành Kim hợp với
tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này. Có
thể sử dụng bộ số 4. Ví dụ 4 thanh inox. Có thể tập trung sử dụng các vật liệu
Kim ở hướng Tây và sử dụng màu trắng cho các chất, vật liệu
·
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MANG HÀNH MỘC:
§ Hành mộc theo Phong
thủy có tính vươn thẳng. Nhiều hành Mộc hoặc cây cối dễ làm cho con người ta
cảm thấy thư thái, dễ chịu. Vật liệu mang tính Mộc thường có nguồn gốc từ thiên
nhiên như gỗ, tre, mây, nứa... Chúng mang một vẻ đẹp tự nhiên, bình dị tạo được
nét mộc mạc, dân dã.
-
Trong
xây dựng, gỗ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các ngôi nhà.
Dùng gỗ để lát sàn nhà là điều lý tưởng vì gỗ dễ lau chùi, không tích bụi. Đối
với những căn phòng hay khu vực cần sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng
thờ nên sử dụng các vật liệu mang tính âm như gỗ, mây, tre… Những vật liệu này
sẽ cho bạn cảm giác tĩnh tâm, yên bình và tốt cho sức khỏe.
-
Gỗ
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các ngôi nhà. Độ cứng của gỗ
có thể tạo thành bộ khung nâng đỡ toàn bộ cấu trúc ngôi nhà và, ngoài ra, các
sớ gỗ còn gợi lên hình ảnh của sự lưu chảy và chuyển động.
-
Đối
với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Mộc hoặc hành Mộc hợp với
tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này. Có
thể sử dụng bộ số 3. Ví dụ 3 tấm thảm sợi, 3 tấm rèm vải, cửa sổ gấp 3 cánh. Có
thể tập trung sử dụng các vật liệu Mộc ở hướng Đông và sử dụng màu xanh lục cho
các chất, vật liệu.
·
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MANG HÀNH MỘC:
§ Kính thuộc hành Thủy
hiện nay được sử dụng phổ biến trong các công trình cao ốc và thiết kế cửa sổ.
Hiện nay, chúng ta thấy nhiều người sử dụng những tấm kính làm bậc cầu thang.
Đây là điều rất nên tránh và kính không có tác dụng giữ và dẫn khí. Kính được
sử dụng trong thiết kế bàn ăn, bàn trà, bàn làm việc không nên dùng loại quá
trong suốt mà nên dùng loại lính màu.
-
Nhiều
tòa nhà dùng đá ở bờ sông làm vật liệu trang trí bên ngoài. Tự bản thân các
viên đá đó mang tính Kim nhưng do bị bào mòn lâu ngày trong nước nên chúng cũng
chứa đầy khí Thủy. Vật liệu có tính Thủy mạnh như đá sông ảnh hưởng không tốt
cho con người. Không chỉ có trong đá sông mà khí Thủy còn có trong các tầng hầm
do ảnh hưởng của nước ngầm.
-
Đối
với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Thủy hoặc hành Thủy hợp với
tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này. Có
thể sử dụng bộ số 1. Ví dụ 1 cửa sổ kính. Có thể tập trung sử dụng các vật liệu
Thủy ở hướng Bắc và sử dụng màu đen cho các chất, vật liệu.
·
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MANG HÀNH HỎA:
§ Hành hoả trong Phong
thủy chủ về sự thăng hoa hay danh tiếng. Trong tự nhiên, những vật liệu mang
hành Hoả không nhiều có thể nhận biết chủ yếu qua sắc đỏ của vật liệu.
-
Những
vật liệu nhân tạo như nhựa mang tính Hỏa vì được làm ra bằng các phương pháp xử
lý nhiệt. Nhựa có thể ngăn cản khí và tỏa ra hơi và hóa chất độc hại có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe, do đó nên sử dụng chúng càng ít càng tốt. Ngoài ra, gạch
ngói có màu đỏ và được xử lý qua nhiệt cũng có thể coi là mang tính Hỏa. Vì
vậy, tránh thiết kế những kiểu nhà có mái quá nhọn (theo Phong thủy gọi là Hoả
hình) sẽ làm cho khí Hỏa quá vượng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của gia chủ.
-
Nhựa
và các loại vật liệu nhân tạo khác nói chung thuộc về hành Hỏa vì chúng thường
được làm ra bằng các phương pháp xử lý nhiệt. Nhựa có thể ngăn cản khí và tỏa
ra hơi và hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó nên sử dụng
chúng càng ít càng tốt.
-
Đối
với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Hỏa hoặc hành Hỏa hợp với
tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này. Có
thể sử dụng bộ số 2. Ví dụ 2 bồn rửa nhựa. Có thể tập trung sử dụng các vật
liệu Hỏa ở hướng Nam và sử dụng màu đỏ cho các chất, vật liệu
·
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MANG HÀNH THỔ:
§ Hành thổ trong Phong
thủy chủ về sự trung chính. Mọi hành trong Phong thủy sau khi sinh vượng đều
quy về Thổ khí. Với đặc tính là vậy, những vật liệu có nguồn gốc từ đất như
gạch, gốm, sứ, đá ốp lát.. mang tính Thổ dễ tạo cho con người cảm giác tin cậy,
an toàn, bình yên. Trong tự nhiên, những vật liệu mang hành Thổ thường là những
vật liệu rất dễ kiếm. Hầu như ở vùng miền nào cũng có thể tận dụng vật liệu địa
phương mang hành Thổ.
-
Vật
liệu mang Thổ khí rất dễ trong việc sắp đặt và trang trí trong nhà. Với những
ngôi nhà có giếng trời ở khoảng giữa (trung cung mang hành Thổ) việc dùng nhiều
vật liệu thổ (ốp gạch, sỏi, đá...) là điều thật sự tốt và mang ý nghĩa Phong
thủy. Các loại đá ốp lát thuộc hành Thổ mang lại cảm giác vững chắc cũng thích
hợp để lát cầu thang hay sử dụng làm mặt bếp nấu.
-
Hiện
nay có xu hướng là trang trí vật liệu đá trong việc bài bố sân vườn, ngoại
cảnh, nhưng cần chú ý không nên lạm dụng. Mục đích lớn nhất của sân vườn là cầu
nối trung gian giữa tòa nhà kiến trúc và thế giới tự nhiên. Nếu trên mặt đất
lát quá nhiều vật liệu đá với đặc tính nặng nề, đè nén thì những dương khí, Thổ
khí tốt cũng sẽ bị che kín, bất lợi đến môi trường và các vi sinh vật sống trên
đó.
-
Đối
với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Thổ hoặc hành Thổ hợp với
tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này. Có
thể sử dụng bộ số 5. Ví dụ 5 gạch ốp thành 1 cụm trang trí.. Có thể tập trung
sử dụng các vật liệu Thổ ở trung tâm phòng và sử dụng màu vàng cho các chất,
vật liệu.
- Năng
lượng của ngôi phụ thuộc không nhỏ vào cách lựa chọn và sử dụng vật liệu. Để có
thể kết hợp khéo léo các loại vật liệu cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và kinh
nghiệm của người thiết kế. Sự hài hòa của vật liệu theo Ngũ hành sẽ tạo ra
những mảng không gian hòa hợp khiến cho ngôi nhà ta có được tính sinh động và
cuốn hút đồng thời bổ trợ hiệu quả nhất cho cuộc sống đa diện của con người.
0 Nhận xét