Cảm nhận về chương I sau khi học Triết :

 "Khi khoa học, nghệ thuật, văn học và triết học chỉ đơn thuần là sự biểu lộ của tính cách, chúng lên tới mức có thể đạt được những thành tựu huy hoàng và chói mắt, có thể khiến cái tên của một người được truyền tụng cả ngàn năm."Denis Diderot


     Vừa bước chân lên giảng đường đại học, môn học bạn được tiếp xúc đầu tiên đó là "Triết". Bạn sẽ cảm nhận điều đó như thế nào? Riêng mình, thì cảm thấy khá khó. Rồi một tuần, hai tuần, ba tuần trôi qua. Mình có nhiều thời gian để tiếp xúc và tìm hiểu rõ thì lại có cảm giác gần gũi hơn. Bản thân mình nhận thấy có lẽ những điều tưởng chừng khó khăn lại có sức hút rất lớn đối với chúng ta. Có lẽ, mọi chuyện khó khăn đều bắt đầu từ những việc đơn giản và gần gũi nhưng qua mỗi cách nhìn nhận của chúng ta làm mọi việc trở nên khác đi. Triết học luôn xoay quanh các câu hỏi: Vì sao tôi tồn tại? Bản chất tôi là gì? Mục đích đời tôi là gì? Tôi có thể làm gì đây? Thế giới này là sao? Tôi là ai?...Nói triết gần gũi như vậy, thế mọi người có biết triết ra đời khi nào?Và có những khái niệm như thế nào không?

  • Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ 6-7 trước Công nguyên. Gần như đồng thời và độc lập với nhau ở Phương Đông cổ đại(Trung Quốc, Ấn Độ, Iran) và ở Hy Lạp cổ đại.
  • Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar'sana( triết học)nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường su ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
  • Ở Trung Quốc, chữ triết có nghĩa là lí, đã có từ rất sớm, và ngày nay, là chữ triết
  • Ở phương Tây, thuật ngữ "triết học" như đang được sử dụng phổ biến hiện nay, cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, chính là φιλοσοφία. Triết học, Philo-sophia, xuất hiện ở Hy Lạp Cổ đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái
Chỉ với sự ra đời và những khái niệm về triết mà mình cảm thấy triết rất đa dạng và lâu đời một cách đáng tôn trong như thế. Mình mong rằng qua thời gian tìm hiểu sâu thêm về triết thì chúng mình có thể học hỏi nhìn nhận triết một cách khác đi để có thể hòa mình vào triết học tập và áp dụng điều ấy vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn.
Sơ đồ tư duy chương I: